Kỹ năng

Thách thức của quản trị trong khủng hoảng

Thách thức của quản trị trong khủng hoảng

Quản lý là công việc giúp biến một “đám đông” thành một tổ chức và biến những nỗ lực của con người thành hiệu quả thực tế. Nhưng trong tương lai, mô hình và cấu trúc của quản lý sẽ khác đi.

Hiếm khi nào có một tổ chức xã hội mới, một chức năng xã hội mới xuất hiện nhanh như bộ phận quản lý trong thế kỷ này. Và cũng hiếm khi có một tổ chức nào giữ vai trò không thể thiếu như nó.

Nhưng cũng hiếm khi có tổ chức mới, nhóm lãnh đạo mới nào phải đối mặt với những đòi hỏi, thách thức như đối với bộ phận quản lý trong các doanh nghiệp và các tổ chức dịch vụ công cộng phi kinh doanh trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay.

Quản lý là cơ quan cốt lõi giúp biến một “đám đông” thành một tổ chức và biến những nỗ lực của con người thành hiệu quả thực tế. Nhưng trong tương lai, mô hình và cấu trúc của quản lý sẽ khác đi.

Những thách thức nào cho quản trị các cấp?
Peter Drucker – cha đẻ của ngành quản trị hiện đại cho rằng, theo như hiện nay thì trong khoảng 10 năm nữa sẽ là thời kỳ “khủng hoảng trẻ” của quản lý, điều này sẽ quyết định sự quản lý hoàn thiện như thế nào, đặc tính của nó ra sao và những cam kết của nó được chuyển thành những thành tựu thật sự như thế nào.

Những nhà quản lý cấp cao nhất có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức đau đầu nhất, bởi vì họ là những người chuẩn bị ít nhất. Các nhà quản lý được đòi hỏi phải có trình độ cao hơn và đáp ứng được mong đợi của người lao động. Họ sẽ phải học cách cân bằng các nhiệm vụ của tương lai.

Những nhà quản lý cấp trung cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn. Với sự phân công sản xuất, những người được xem là “quản lý cấp trung” và “điều hành chức năng” sẽ phải học cách làm việc với những người họ không quản lý trực tiếp, làm việc xuyên quốc gia, thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống.

Không một điều nào trên đây từng là nhiệm vụ của một nhà quản lý cấp trung truyền thống. Trên thực tế, trong tương lai, các tổ chức sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân biệt “quản lý cấp trung” với “chuyên viên cấp cao” dù chỉ trong một phạm vi hoạt động hẹp.

Những thách thức khó khăn nhất cũng như những thay đổi lớn nhất phía trước chắc chắn sẽ liên quan đến ban quản lý cấp cao. Tất nhiên, các nhà quản lý cấp cao sẽ phải thay đổi, nhưng không phải là thay đổi nhân sự, tìm kiếm những người mới cho vị trí này, mà là thay đổi chức năng, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của những người đảm nhiệm vị trí đó.

Ban quản lý cấp cao sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc định hướng cho doanh nghiệp và quản lý nền tảng. Ban quản lý cấp cao cũng sẽ phải tái cấu trúc để có thể đối mặt với những thách thức của các thay đổi căn bản như trong cơ cấu và cấu trúc nhân sự, dù đó là sự xuất hiện của một tập đoàn xuyên quốc gia, hay là sự thay đổi trong lực lượng lao động và mối quan hệ với doanh nghiệp.

Hơn cả là ban quản lý cấp cao sẽ phải đối phó với những khủng hoảng trong xã hội, sự trỗi dậy của nền kinh tế thế giới, sự xuất hiện của xã hội làm thuê và nhu cầu dẫn đầu trong các tiến trình chính trị, khái niệm chính trị và chính sách xã hội của các doanh nghiệp.

Sẵn sàng thay đổi?
Tại các nước công nghiệp, ban quản lý cấp cao đã sẵn sàng cho sự thay đổi nhanh chóng này. Tại Mỹ, ban quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp lớn dành tới 4/5 thời gian của họ cho các mối quan hệ bên ngoài, đặc biệt là các mối quan hệ với các cơ quan chính phủ và các tổ chức “công”.

Tương tự với Nhật Bản, ban quản lý cấp cao không “điều hành” mà họ chỉ “liên kết”. Họ đảm trách và giải quyết những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ bên ngoài – với chính phủ, ngân hàng, nhóm ngành công nghiệp…

Những người trẻ hơn, những nhà quản lý cấp cao của các bộ phận, sẽ là những “giám đốc công ty” và điều hành doanh nghiệp. Ban quản lý cấp cao sẽ đảm bảo rằng những người đảm nhiệm công việc này là những người có đủ trình độ, phẩm chất.

Trong tương lai, những áp lực của các mối quan hệ bên ngoài khiến các nhà lãnh đạo cấp cao trở thành những “nhà hoạt động xã hội” và một nhà lãnh đạo thực thụ, đồng thời phá bỏ những phương pháp quản lý truyền thống, trong đó các nhà quản lý cấp cao dành toàn bộ thời gian cho việc quản lý doanh nghiệp và ủy nhiệm tất cả vấn đề bên ngoài cho nhân viên cấp dưới.

Đồng thời như chúng ta đã biết rằng, trong 25-30 năm gần đây, ngay cả một doanh nghiệp quy mô vừa cũng đều cần đến một nhóm quản lý cấp cao và rằng một “nhà điều hành” là không đủ, công việc đòi hỏi phải có nhiều người hơn, cũng như có phẩm chất tốt hơn và họ sẽ phải bao quát, quản lý rất nhiều công việc, những thứ không thể giải quyết bởi bất kỳ một cá nhân đơn lẻ nào.

(Theo HRB On Building A Great Culture)

Post Comment