Bài học thành công

Tố chất cần thiết để phát triển sự nghiệp

Tố chất cần thiết để phát triển sự nghiệp

Tại sao sự nghiệp của một số người thăng hoa, trong khi chững lại với số khác? Liệu trí thông minh có phải tố chất để phát triển sự nghiệp và thành công? Cuộc đời giống như hành trình leo núi, bạn chỉ có thể thực hiện được bằng cách nỗ lực không ngừng để leo lên, thậm chí đôi khi phải bằng từng bước tiến chậm chạp, đau đớn nối tiếp nhau”.

Trí thông minh thường được đo bằng chỉ số IQ, chắc chắn có đóng góp vào phát triển sự nghiệp của mỗi người. IQ cao phản ánh năng lực xử lý thông tin tốt cũng như năng lực học hỏi, suy nghĩ logic và dự báo… Đó là những lợi thế để sự nghiệp của một người có thể thăng hoa.

Tuy nhiên, IQ cao không phải tố chất đảm bảo cho sự thành công. Theo GS. Keith Stanovich thuộc Khoa Phát triển con người và Ứng dụng tâm lý Đại học Toronto, Canada, các bài kiểm tra IQ có thể rất hữu ích để phản ánh một số khả năng như suy nghĩ logic, lý luận trừu tượng cùng khả năng ghi nhớ, nhưng lại không đáng tin cậy trong việc phản ánh năng lực ra quyết định thông minh trước các tình huống thực tế. Hơn nữa, sự thấu cảm, trực giác hay khả năng kết nối với con người hoàn toàn không được thể hiện qua IQ.

“Chỉ số IQ cao giống như chiều cao của một vận động viên bóng rổ. Càng cao, càng có lợi thế trên sân đấu. Tuy nhiên, chỉ chiều cao không giúp chiến thắng trận đấu mà còn cần nhiều kỹ năng khác. Trong công việc và cuộc sống cũng vậy. Không phải cứ sở hữu IQ cao là nắm chắc phần thắng”, David Perkins – nhà nghiên cứu tư duy và kỹ năng lý luận từ Đại học Harvard chia sẻ.

Theo đó, bên cạnh trí thông minh còn những tố chất quan trọng khác để giúp sự nghiệp thăng hoa, mà một trong số chúng là năng lực đối diện với nghịch cảnh và xoay chuyển cục diện để tìm được lối đi. Paul G. Stoltz – nhà tâm lý học người Mỹ gọi chỉ số phản ánh năng lực này là AQ (Adversity Quotient: chỉ số vượt khó). Và không chuyện nào có thể minh họa tốt hơn cho sức mạnh của một người sở hữu AQ cao như của Phan Thanh Nhiên – một trong 03 người Việt Nam đầu tiên chinh phục đỉnh Everest.

Phan Thanh Nhiên tham gia chương trình Người Việt Nam chinh phục Everest lúc đang theo học đại học năm thứ 3. Anh đã phải trải qua hàng loạt các bài kiểm tra thể lực và tâm lý để đánh bại hàng nghìn ứng viên khác, trở thành một trong 12 người được chọn để tập luyện.

Trong gần 1 năm luyện tập trong chương trình bắt đầu từ ngày 15/10/2005, Phan Thanh Nhiên cùng các đồng đội đã chinh phục các đỉnh núi với độ cao Fansipan (3.143 m, Việt Nam), Núi Kinabalu (4.095 m, Malaysia), Kilimanjaro (5.895 m, Tanzania), Island Peak (6.160 m, Nepal) trước khi chinh phục đỉnh Everest.

Phan Thanh Nhiên chinh phục đỉnh Everest lần 2 vào khoảng 5h30 (giờ Nepal) ngày 13/5/2022. Đỉnh Everest thuộc dãy Himalaya cao 8.849 m, nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng (Trung Quốc). Thông thường, hành trình chinh phục Everest thường kéo dài trong 2 tháng. Các nhà leo núi có thể di chuyển bằng 2 con đường để chinh phục đỉnh Everest là leo phía đông nam từ Nepal hoặc phía đông bắc từ Tây Tạng. Các nhà leo núi bắt đầu từ trại nền (5.364 m), rồi qua 4 trạm khác trước khi lên tới đỉnh.

“Do gặp thời tiết bất lợi nên chuyến hành trình này của tôi không được suôn sẻ như lần trước. Đã có thời điểm tôi cảm thấy chỉ còn 10% sức lực. Nhưng cuối cùng, tôi không từ bỏ, quyết tâm mang lá cờ Việt Nam lên đỉnh Everest, vượt qua những giới hạn của bản thân mình. Hiện tôi đang cố gắng khắc phục việc bàn tay bị đóng đá. Rất may tới thời điểm này, mọi thứ đã được kiểm soát, nó chỉ còn tê, buốt nhưng không gặp vấn đề lớn về khớp”, anh Nhiên cho biết.

Anh Nhiên dự kiến lên đỉnh núi Everest vào ngày 10/5 để đưa Việt Nam thành quốc gia có người lên đỉnh sớm nhất năm nay. Nhận thấy có đủ thể lực nên anh Nhiên đi một mạch từ chân núi lên trạm 2, trạm 4 (bỏ qua việc nghỉ chân ở trạm 1 và 3). Anh Nhiên tới trạm 2 sau 10 giờ chinh phục liên tục. Tuy nhiên, khi từ trạm 2 lên trạm 4, anh gặp thời tiết xấu, không thể tiếp tục hành trình, đành phải quay lại trạm 2. Dự định chinh phục Everest sớm bị thất bại. Theo Explore Web, Pedro Queiros – nhà leo núi Bồ Đào Nha, là người lên đỉnh sớm nhất năm nay (rạng sáng 9/5).

“Khi trở về trạm hai tôi thực vô cùng mệt mỏi, dường như chỉ còn 10% sức lực. Tôi hụt hẫng, nản chí vì dự định ban đầu không thể thực hiện. Tôi thậm chí đã bỏ ăn và có những suy nghĩ tiêu cực”, anh Nhiên thật lòng chia sẻ.

Tuy nhiên sau khoảng 24h nghỉ ngơi, anh quyết định tiếp tục hành trình. “Lúc đó, tôi cảm thấy nếu mình bỏ cuộc thì không đúng với tinh thần và ý chí của con người Việt Nam. Tôi bắt đầu ăn lấy sức, cõng số oxy còn lại và thực hiện hành trình chinh phục “nóc nhà thế giới””, anh Nhiên chia sẻ.

Anh Nhiên leo khoảng 9,5 giờ để chạm tới trạm 4 và thêm khoảng 10 giờ để tới đỉnh Everest.

“Trung bình mỗi vận động viên khi leo Everest sẽ mang theo 5 bình oxy, mỗi bình nặng 5kg. Tuy nhiên do hành trình gián đoạn vì thời tiết, lượng oxi đã hao nhiều. Để đủ oxi khi lên đỉnh núi, trên hành trình lần hai, tôi phải dùng tiết kiệm, để oxy ở mức thấp nhất. Điều đó làm chân tay tôi lạnh hơn, tê cóng”, anh Nhiên cho biết.

Khi lên tới đỉnh, anh Nhiên mở mặt nạ oxy, dùng bàn tay giơ cao lá cờ Việt Nam thể hiện niềm tự hào. “Tuy nhiên cũng chính vì khoảnh khắc này đôi tay tôi bị đóng băng, đông cứng lại. Tôi phải đập liên tục, đi xuống trạm ngâm nước ấm để tay có thể vận động bình thường trở lại”, anh Nhiên cho biết.

Trong lần leo năm nay, anh Nhiên được Chính phủ Nepal chọn làm trưởng nhóm cho đoàn 8 thành viên đến từ 6 quốc gia. Bằng kinh nghiệm của mình, anh cho biết đã hỗ trợ 6 người thành công lên đỉnh. Hiện tại, anh đang chờ thành viên cuối cùng trở về trạm nghỉ rồi quay trở lại Kathmandu.

Anh Nhiên leo khoảng 9,5 giờ để chạm tới trạm 4 và thêm khoảng 10 giờ để tới đỉnh Everest.

“Trung bình mỗi vận động viên khi leo Everest sẽ mang theo 5 bình oxy, mỗi bình nặng 5kg. Tuy nhiên do hành trình gián đoạn vì thời tiết, lượng oxi đã hao nhiều. Để đủ oxi khi lên đỉnh núi, trên hành trình lần hai, tôi phải dùng tiết kiệm, để oxy ở mức thấp nhất. Điều đó làm chân tay tôi lạnh hơn, tê cóng”, anh Nhiên cho biết.

Khi lên tới đỉnh, anh Nhiên mở mặt nạ oxy, dùng bàn tay giơ cao lá cờ Việt Nam thể hiện niềm tự hào. “Tuy nhiên cũng chính vì khoảnh khắc này đôi tay tôi bị đóng băng, đông cứng lại. Tôi phải đập liên tục, đi xuống trạm ngâm nước ấm để tay có thể vận động bình thường trở lại”, anh Nhiên cho biết.

Trong lần leo năm nay, anh Nhiên được Chính phủ Nepal chọn làm trưởng nhóm cho đoàn 8 thành viên đến từ 6 quốc gia. Bằng kinh nghiệm của mình, anh cho biết đã hỗ trợ 6 người thành công lên đỉnh. Hiện tại, anh đang chờ thành viên cuối cùng trở về trạm nghỉ rồi quay trở lại Kathmandu.

Anh Nhiên cũng chia sẻ, anh có dự định quay trở lại Everest vào năm 2023. Mục tiêu của anh là trở thành 1 trong 21 người đầu tiên trên thế giới chinh phục Everest mà không sử dụng bình oxy.

Với nhiều người, “đỉnh núi” họ phải đối diện trong sự nghiệp hay cuộc sống có thể không cao như Everest và khó khăn mà họ phải chinh phục có lẽ cũng không đòi hỏi quyết tâm cùng nỗ lực phi thường như của Phan Thanh Nhiên. Song điều chắc chắn là để sự nghiệp thăng hoa và gặt hái thành công, việc rèn luyện và sở hữu chỉ số AQ cao là điều kiện tất yếu.

“Cuộc đời giống như hành trình leo núi, bạn chỉ có thể thực hiện được bằng cách nỗ lực không ngừng để leo lên, thậm chí đôi khi phải bằng từng bước tiến chậm chạp, đau đớn nối tiếp nhau. Do đó, ta có thể định nghĩa “thành công” chính là mức độ mà con người có thể tiến về phía trước và lên cao, phát triển trong sứ mệnh của cả cuộc đời mình, vượt qua tất cả trở ngại hay nghịch cảnh. Và AQ chính là một khái niệm mới để thấu hiểu và thúc đẩy sự thành công, là thước đo phản ứng của một cá nhân trước nghịch cảnh”.

tvt

Post Comment